Kế hoạch hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên cơ sở ứng dụng rộng rãi CNTT và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo bước đột phá trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.
Kế hoạch cũng nhằm cung cấp các dịch vụ công chất lượng và kịp thời phục vụ người dân, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh.
Trong kế hoạch mới ban hành, UBND tỉnh Hải Dương vạch ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong 5 năm tới như: duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.
Cùng với đó, đến năm 2025, 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ số bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm, Tư pháp…; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, tối thiểu 70% các sở, ban, ngành có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên phạm vi toàn tỉnh, kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung LGSP, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý...
13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, giai đoạn tới, Hải Dương sẽ tập trung triển khai 7 nhóm nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp chính.
Bảy nhóm nhiệm vụ cơ bản của Kế hoạch gồm có: Hoàn thiện môi trường pháp; Phát triển hạ tầng kỹ thuật; Phát triển các hệ thống nền tảng; Phát triển dữ liệu; Phát triển các ứng dụng, dịch vụ; Bảo đảm an toàn thông tin; Phát triển nguồn nhân lực.
Một trong sáu nhóm giải pháp là đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, tỉnh Hải Dương sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh theo nhiều hình thức.
Qua đó, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số.
Bên cạnh đó, sẽ đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp Tiểu học; ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân, ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.
Các nhóm giải pháp khác cũng được tỉnh Hải Dương chú trọng triển khai thời gian tới gồm có: Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; Thu hút nguồn nhân lực CNTT; Tăng cường hợp tác quốc tế; Giải pháp tổ chức, triển khai.
Đặc biệt, nhận thức rõ vấn đề đảm bảo kinh phí cho các hoạt động cũng là một yếu tố quan trọng, tại Kế hoạch, UBND tỉnh Hải Dương nêu rõ: “Hàng năm, ngân sách tỉnh dành ít nhất từ 1% tổng thu ngân sách tỉnh để chi cho hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Ưu tiên bố trí đủ vốn đầu tư cho các Chương trình, Kế hoạch, Dự án ứng dụng CNTT; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng; đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong tỉnh”.
M.T
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định: Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia, nghĩa là công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng được phổ cập.
" alt=""/>Hải Dương sẽ dành 1% ngân sách cho ứng dụng CNTT và chính quyền sốTheo Dragon Capital, chứng khoán là kênh có lợi suất cao nhất trong các kênh đầu tư, theo sau là bất động sản (BĐS). Bởi vậy, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng, đích đến của dòng tiền thường là bất động sản, bởi đây là kênh có tính bảo toàn vốn cao, luôn có thanh khoản và hiện vẫn duy trì được mức lợi suất hấp dẫn. Điều này càng được củng cố khi vàng vẫn trượt dài trong đà giảm giá từ tháng 8 tới nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn “đứng hình” dù Nghị định 65 (thay thế nghị định 153) đã được ban hành, còn kênh gửi tiết kiệm không thể mang lại biên lợi nhuận lớn do việc tăng lãi suất chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp.
Tuy nhiên, dòng tiền không đổ tràn vào mọi phân khúc của thị trường bất động sản. Hiện nay, các cơn sốt đất nền đã ngưng, phân khúc căn hộ chung cư vẫn không cải thiện được nguồn cung, BĐS nghỉ dưỡng vẫn chìm trong khó khăn pháp lý, căn hộ dịch vụ từ lâu không đạt được lợi suất cho thuê tốt. Thị trường chỉ còn phân khúc thấp tầng là điểm sáng với lực mua mạnh mẽ, thanh khoản dồi dào và giá bán tăng trưởng qua thời gian. Vì vậy, phân khúc này đang trở thành phễu hút vốn, không chỉ với riêng giới đầu tư BĐS mà còn với toàn thị trường.
Giới đầu tư đang dành sự quan tâm với BĐS thấp tầng ở các thị trường mới
Theo các chuyên gia, những dự án thấp tầng đang là trụ cột của thị trường BĐS hiện nay, cả về nguồn cung lẫn giao dịch. Đặc biệt là tại miền Nam, những dự án thấp tầng là “ngôi sao” khi giá bán vẫn luôn ổn định, thậm chí còn tăng trưởng qua các quý, với mức tăng 1% - 11%, theo batdongsan.com.vn.
Đà tăng trưởng giá của BĐS thấp tầng được hỗ trợ rất lớn bởi nhu cầu nắm giữ tài sản của giới đầu tư, khi dòng tiền ồ ạt rút ra khỏi các kênh như chứng khoán, vàng, trái phiếu...
Đặc biệt, sự lên giá của đồng USD, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất, đã khiến VND mất giá với biên độ kỳ vọng 4% - 5% trong năm nay, đã càng thôi thúc giới đầu tư tìm nơi “trú ẩn” cho dòng vốn để bảo toàn giá trị.
Với đặc trưng giá trị lớn, phù hợp với đầu tư trung - dài hạn, BĐS thấp tầng được ưa thích vì khả năng chống chịu tốt với khủng hoảng và tăng giá mạnh mẽ. Chuyện nhà thấp tầng tăng giá tính bằng lần trong chu kỳ 3 - 5 năm không phải là hiếm trên thị trường.
Ngoài ra, tiến trình sửa đổi Luật Đất đai với việc bỏ khung giá đất, ban hành bảng giá đất hàng năm theo nguyên tắc thị trường đã mang tới kỳ vọng lớn về việc tăng trưởng của giá BĐS sau năm 2023. Bởi vậy, việc “vào tiền” đối với BĐS thấp tầng lúc này được xem là động thái “cưỡi sóng” từ chân, sẽ mang lại lợi suất rất lớn.
Ghi nhận cho thấy, giới đầu tư đang dành sự quan tâm đối với BĐS thấp tầng ở các thị trường mới, thay vì các địa bàn truyền thống. Nguyên do là ở các thị trường mới, mặt bằng giá còn đang ở vùng hấp dẫn, chưa bị “sóng” đánh lên. Bên cạnh đó, các thị trường mới cũng sở hữu nhiều tiềm năng lớn về tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng, thu hút dân cư, lao động - là những yếu tố cơ bản thúc đẩy sự gia tăng giá trị bất động sản.
Một trong những thị trường mới thu hút sự chú ý hiện nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhận định, miền Tây chỉ có Phú Quốc và Hà Tiên là có điều kiện để phát triển mạnh về du lịch biển. Ngoài du lịch biển Hà Tiên còn có kinh tế cửa khẩu, một yếu tố quan trọng giúp thành phố này trở thành trọng điểm du lịch, kinh tế trong tương lai. Sở hữu BĐS thấp tầng tại đây không chỉ phục vụ cho mục đích an cư, mà còn có thể phát triển đa dạng hình thức kinh doanh như: cho thuê, khai thác lợi thế nghỉ dưỡng, buôn bán cửa khẩu… Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, giá trị căn nhà cũng gia tăng, hoàn toàn có thể đạt được đến mức trung bình giá của những thị trường lớn.
Trong bối cảnh giới đầu tư “ly tâm” khỏi các thành phố lớn để đổ dồn về tỉnh, thị trường thứ cấp tại đây được dự báo sẽ trở nên sôi động, mang đến lợi ích ngay trong ngắn hạn cho các nhà đầu tư và đưa nơi đây trở thành vùng động lực mới của thị trường trong giai đoạn tới.
Ngọc Minh
" alt=""/>Bất động sản thấp tầng hấp dẫn nhà đầu tưNgười dùng không thể truy cập vào các dịch vụ của Facebook vào lúc rạng sáng ngày 20/3 |
Người phát ngôn của Facebook cho biết, một số vấn đề kỹ thuật đã khiến người dùng tại nhiều quốc gia và khu vực gặp sự cố khi truy cập vào các dịch vụ. “Chúng tôi đã giải quyết vấn đề này cho tất cả người dùng và bày tỏ lo lắng về sự bất tiện đã gây ra”. Đối với vấn đề kỹ thuật nào gây ra sự cố dịch vụ, Facebook không nói rõ.
Được biết, toàn bộ hệ thống Facebook đã “sập” vào lúc 1:30 chiều thứ Sáu, giờ miền Đông (2:30 sáng thứ 7, giờ Hà Nội) và kéo dài khoảng một giờ, sau đó sự cố đã được giải quyết. Down Detector, một tổ chức chuyên giám sát các dịch vụ Internet, cũng phát hiện ra rằng các dịch vụ mạng xã hội của Facebook không thể truy cập được. Trong số đó, chỉ tính riêng Instagram, đã có báo cáo về việc 100.000 người dùng bị gián đoạn dịch vụ trên khắp thế giới.
Mỗi dịch vụ trong số 4 dịch vụ xã hội chính của Facebook đều có hơn một tỷ người dùng đang hoạt động. Dữ liệu cho thấy công ty có 3,3 tỷ người dùng toàn cầu (một người dùng sẽ sử dụng nhiều sản phẩm của Facebook), tức là khoảng một nửa dân số trái đất. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Facebook vào năm ngoái, chuẩn bị loại bỏ các dịch vụ Instagram và WhatsApp được công ty mua lại trong quá khứ và vụ kiện vẫn đang tiếp diễn.
Trong một diễn biến liên quan, sáng ngày 20/3, CEO Mark Zuckerberg bất ngờ đứng về phía Apple khi lên tiếng ủng hộ chính sách bảo mật mới của “nhà Táo” về việc buộc các ứng dụng phải có được sự chấp thuận của người dùng trước khi theo dõi dữ liệu. Nhiều nhà phân tích nhận định, sự cố gián đoạn dịch vụ của Facebook có thể liên quan đến những thay đổi trên nền tảng để chuẩn bị cho việc Apple sắp ra mắt tính năng ATT.
Trước đó, chính Facebook đã nhiều lần kịch liệt lên án chính sách này và thậm chí còn đăng tải hàng loạt bài tiêu điểm trên một số đầu báo để công kích Apple. Vấn đề này bắt nguồn từ ID liên kết với các thiết bị Apple và các nhà quảng cáo như Facebook có thể sử dụng ID này để nhắm mục tiêu người dùng, cũng như theo dõi hiệu suất của quảng cáo. Nhưng trong hệ điều hành iOS 14, Apple sẽ chủ động hỏi người dùng liệu họ có đồng ý chia sẻ loại thông tin này với các nhà phát triển hay không.
Các nhà đầu tư lo lắng động thái này có thể làm suy yếu khả năng quảng cáo của Facebook, và cổ phiếu cũng yếu đi sau thông báo. Giám đốc tài chính Facebook Dave Wehner cho biết tại một cuộc họp đầu tháng này, “Tỷ lệ người dùng sẽ đồng ý chia sẻ là bao nhiêu, vẫn còn đó sự không chắc chắn rất lớn”. Ngoài ra, sự thay đổi chính sách này sẽ mang lại thách thức về nhiều mặt.
Tuy nhiên, bình luận mới đây nhất của ông chủ Facebook lại cho rằng: “Nếu những thay đổi của Apple có thể khuyến khích nhiều công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh hơn trên nền tảng của chúng tôi, khiến họ khó tận dụng dữ liệu để tìm kiếm khách hàng bên ngoài Facebook, thì chúng tôi sẽ được hưởng lợi”.
Bình luận của Zuckerberg dường như làm suy yếu tác động có thể có đối với doanh thu của MXH này. CEO Mark Zuckerberg cũng cho biết đã chuẩn bị để đáp ứng với những thay đổi về quyền riêng tư của Apple và đã tung ra các sản phẩm kinh doanh bổ sung như Cửa hàng Facebook và Cửa hàng Instagram.
Những sản phẩm này cho phép nhà bán lẻ sử dụng các công cụ back-end của Facebook để liệt kê danh mục sản phẩm và bán trực tiếp thông qua mạng xã hội. Ryan Jacob, một nhà quản lý quỹ của Jacob Internet Fund, công ty nắm giữ cổ phiếu Facebook, cho biết: "Facebook thường phóng đại những thách thức hơn là đánh giá thấp chúng. Nếu họ nói nó giống như một sự giảm thiểu hơn là một trở ngại, thì đó có thể là nguồn cảm hứng".
“Điều này cho thấy nền tảng của Facebook vẫn có đủ lựa chọn trong vài năm tới để tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng”, các chuyên gia từ Morgan Stanley đưa ra nhận định dựa trên tiềm năng của Facebook trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Phong Vũ
Ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal đã dừng hoạt động tại Trung Quốc và chỉ có thể sử dụng thông qua mạng riêng ảo (VPN).
" alt=""/>Hàng loạt dịch vụ của Facebook bất ngờ bị gián đoạn trong sáng nay